Cao Bền Trấn Yểm Thành Đại La

Cao Bền Trấn Yểm Thành Đại La

Vui lòng gọi...

Đặt mua

Cao Biền (821- 887), tự Thiên Lý, là tướng triều Đường. Cao Biền người U châu (Bắc Kinh ngày nay). Cao Thừa Minh, cha Cao Biền là ngu hậu trong Thần Sách quân.

Thời nhỏ Cao Biền giỏi văn, thường bàn đạo lý với các Nho sĩ. Cao Biền thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm chiếm nước Việt của Nam Chiếu . Ông thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào.

Cao Biền đánh Nam Chiếu chiếm An Nam

Năm Hàm Thông thứ 5 (863), quân Nam Chiếu (quốc hiệu "Đại Lễ") chiếm được An Nam từ tay quân Đường. Quân Đường nhiều lần đánh Nam Chiếu đều thua. Năm 864. Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ. Đánh Nam Chiếu. Cướp An Nam về cho nhà Đường.

Mùa thu năm 865. Cao Biền cầm đầu 25.000 binh tại Hải Môn, chưa tiến công thủ phủ Giao Chỉ của An Nam. Giám quân Lý Duy Chu muốn Cao Biền bị diệt. Nhiều lần thúc Cao Biền tiến quân. Cao Biền nghe lời, đem 5.000 binh tiến. Hẹn Lý Duy Chu phát binh ứng viện. Lý Duy Chu không giúp bất cứ viện trợ nào.

Thế Long vua Nam Chiếu, biết Cao Biền tiến quân đánh. Sai tướng Dương Tập Tư sang cứu viện tướng trấn thủ An Nam, Đoàn Tử Thiên.

Vi Trọng Tể đem 7.000 quân đến Phong Châu hợp binh với Cao Biền. Đánh bại quân Nam Chiếu. Sớ tấu chiến thắng đến Hải Môn, Lý Duy Chu ngăn lại. Không chuyển tin đến Trường An. Vua Đường Ý Tông nóng ruột, hỏi Lý Duy Chu, bảo Cao Biền lui quân ở Phong Châu. Đường Ý Tông giận. Mùa hè năm 866. Vua cho tướng quân Vương Yến Quyền thay Cao Biền trấn trị An Nam. Triệu Cao Biền về Trường An hạch tội.

Cao Biền đang bao vây thành Giao Chỉ. Nhận lệnh vua, giao binh sĩ cho Vi Trọng Tể, về Hải Môn, gặp Vương Yến Quyền chuyển giao quyền.

Cao Biền phái tiểu hiệu Tăng Cổn. Vi Trọng Tể phái tiểu sứ Vương Huệ Tán đi trước, báo tin chiến thắng tại Giao Chỉ. Hai người đi đường vòng. Tránh doanh trại của Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền. Tăng Cổn và Vương Huệ Tán đến Trường An dâng tấu. Đường Ý Tông hài lòng. Thăng chức Cao Biền kiểm hiệu công bộ thượng thư. Phục quyền trấn thủ An Nam.

Cao Biền tiếp tục vây thành Giao Chỉ. Đến tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) chiếm thành. Giết Đoàn Tử Thiên và tù trưởng bản địa Chu Đạo Cổ, người liên minh với quân Nam Chiếu. Cao Biền cai trị thành Giao Chỉ. Đường Ý Tông đổi An Nam đô hộ phủ là Tĩnh Hải quân. Cao Biền là tiết độ sứ.

Cao Biền trấn yểm Long mạch nước Nam

Bộ sưu tập Những khám phá mới, nhận thức mới về Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Và Nền Văn Minh Việt Cổ (nhóm nghiên cứu thời Tiền sử do cố PGS Đỗ Hữu Tòng, Chủ nhiệm chương trình và Chủ biên sách) có tám trang viết về Tội ác của Cao Biền trấn yểm long mạch của Việt Nam.

Theo sách phong thủy Tàu cổ đại. Ngay thời Tần. Tần Thủy Hoàng tin núi Ngũ Lĩnh phương Nam, có cát khí Đế vương, đã sai người đục núi yểm cốt, cắt đứt địa mạch của đất Lĩnh Nam (đất nước của người Bách Việt).

Cao Biền giỏi phong thuỷ, địa lý. Năm 866 sang cai quản Giao Châu đến năm 875, vua Đường Trung Tông giao Cao Biền phải tìm các nơi thủy tú, sơn kỳ. Nơi nào có Long Mạch Lớn, có huyệt kết tốt, thì trấn yểm phá. Và lập bản tấu thư về cho vua biết.

Cao Biền nhận mật lệnh vua. Dùng nhiều thời gian đi khắp đất Việt, tầm long, điểm huyệt.

Cao Biền không ngờ trên mảnh đất Bách Việt, đã bị Tàu cướp mất quá nửa, nay co lại, tuy nhỏ mà có nhiều Long mạch lưu tụ và Khí Thần Sông Núi mạnh đến như vậy. Cao Biền không viết bản tấu thư ngắn. Cao Biền phải viết một cuốn sách gửi về Tàu, tấu vua Đường Trung Tông.

Các tác dịch giả đã công bố nguyên bản chữ Hán sách Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự. Cao Biền ghi chi tiết những vùng Long mạch lớn, ghi những huyệt mạch Cao Biền trấn yểm…

Dịch tiếng Việt:

“Giao Châu độ sứ thần Cao Biền kính cẩn tâu: Bản châu địa thế như vầy, thần nguyện đem hết kiếp sống thừa, từ tận núi cao ra đến biển cả, khảo nghiệm để biết các cuộc đất phát lớn từ vương tôn, công hầu, đến thần đồng, tú tài, khoa đệ, giàu sang phú quí mọi thứ… làm bản tấu ca dâng lên tường tận.

Thứ nhất: Đất Thanh Oai (nay là ngoại thành Hà Nội):

Trong ấp Thanh Oai hình thế rất lạ/ Thủy vượng bốn phương, án phát tam quy/ Mạch kết bên hữu, khí dụng phía tả/ Thần đồng đứng trước, quỷ sứ nối sau/ Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc dồi dào/ Nên phòng mạch tận, không con nối dòng.

Thứ hai: Đất Cao Xá:

Thanh Oai Cao Xá, thật có quý địa/ Nước khe theo mạch, về nơi đất bằng/ Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện bên Thanh Long/ Sơn thủy dồi dào, khí thế sung mãn/ Cần gì hợp biểu, ngưu giác loan cung/ Chủ khách đều tốt, tả hữu một lòng/ Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng/ Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm nguyên nhung/ Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ công.”

Cao Biền đã phát hiện chính xác vùng Long Mạch Lớn của nước Việt Đất Thanh Oai. Nhờ công trình của nhóm nghiên cứu Tiền sử, chúng ta biết Đất Thanh Oai là Trung tâm Kinh đô cổ Bách Việt khoảng trên 7000 năm trước (Sách Đi Tìm Tổ Tiên Việt - NXB Văn hóa Thông Tin 2014).

Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự ghi tất cả 632 huyệt chính và 1517 huyệt bằng (huyệt nhở hơn) trên các vùng, miền: Thanh Oai, Cao Xá, Hà Nam, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Hải Dương, sông Tô Lịch, Gia Lâm, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình… Vào tận Phú Yên, Phú Mỹ, Phù Cát, Bình Định.

Trong kho tàng Văn hóa, văn học Dân gian Việt Nam lưu rất nhiều dấu tích, truyền thuyết, ghi chép về Cao Biền trấn yểm Long mạch nước Việt.

Tương truyền ở Phú Yên có mả Cao Biền lù lù chặn biển. Là một độn cát nơi chân núi dưới biển. Độn cát không lớn. Nhưng không bao giờ san được. Bốn mùa gió cát cứ đùn lên cái mả Cao Biền. Dân Phú Yên hát diễu:

Ngó lên hòn núi cả thấy mả Cao Biền 
Thấy đôi chim nhạn đang chuyền cành mai

Sách Địa Dư Bình Định của Bùi Văn Lãng viết năm 1930: “Dọc theo đường quốc lộ số I chạy ra Phù Cát có đá Cao Biền. Đó là một cái thẻ thời xưa Cao Biền trấn yểm. Thẻ ấy bằng đá và chôn rất sâu. Thuở xưa dân làng đã có nhiều lần thuê voi về nhổ, nhưng nhổ không lên”.

Ở Phù Mỹ, đường Đề Gi có một cụm núi nhỏ. Cách đó không xa, lại có một hòn đá lớn nổi lên rất ngộ nghĩnh. Truyền thuyết bảo đó là Cao Biền trấn yểm.

Ngày nay, ô tô lướt qua cánh đồng mênh mông vùng Thuận Thành- Bắc Ninh, thường nhìn thấy các ụ đất cỏ um tùm. Dân bảo “Mả Cao Biền trấn yểm”. Không ai thèm đụng tới.

Nhà Khoa học nói về Cao Biền trấn yểm

Mãi đến đầu thế kỷ XVIII. Sau gần 900 năm xảy ra chuyện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta. Một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề Cao Biền di cảo (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh ), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865, đánh  chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết.

Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống. Cụ Tả Ao nói: “Chẳng qua ra đến ngoài  đồng/ Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường”  
 Long Mạch Là Gì :

“Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ).

Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất  nổi  lên  cao  che  chắn (gọi là án), hoặc  có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống gọi là sa

Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).

Cao Biền trấn yểm thành Đại La

Theo tư liệu lịch sử và phong thủy. Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và đắp lớn thành Đại La. Cao Biền tập trung bốn vạn nhà dân ở vây quanh, làm rào chắn thành Đại La. Là người giỏi thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí, xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta. 

Thành Đại La do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791). Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808). Trương Chu lại sửa đắp lại. Năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824). Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành. Sau đó Cao Biền đắp to lớn hơn.

La Thành do Cao Biền đắp có chu vi 1.982,5 trượng (6,6 km); thành cao 2,6 trượng (8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (8,33 m), nữ tường, bốn mặt cao 5,5 thước (1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (7,09 km), đê cao 1,5 trượng (5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà.

Chuyện kể rằng Cao Biền đắp La Thành, mấy lần đều bị sụt lở. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh hãi, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng: Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?

Cao Biền thấy kỳ lạ. Vội lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống, để trấn yểm. Ngay đêm đó. Mưa gió, sấm sét nổi lên dữ dội. Sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ. Lập đền thờ thần Long Đỗ.

 

Truyện sông Tô Lịch

 trong Lĩnh Nam chích quái viết “Năm Hàm Thông thứ 6, vua Đường Ý Tông sai Cao Biền làm Đô Hộ Tướng Quân, đem binh đánh quân Nam Chiếu. Lúc Biền trở về, nhà vua đặt Tĩnh Hải Quân ở thành Lĩnh Nam, cho Biền làm Tiết Độ sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất mà xây thành Đại La ở phía Tây Lô Giang, chu vi 30 dặm để ở. Có dòng sông con từ Lô Giang chảy vào phía Tây Bắc, cuốn quanh phía Nam, ôm lấy thành Đại La rồi lại nhập vào sông Cái. Hồi đó đang giữa tháng sáu, nước mưa lên cao.

Cao Biền cưỡi thuyền nhẹ thuận dòng vào sông con, đi khoảng một dặm bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo dị kỳ tắm ở giữa dòng sông, cười nói hớn hở. Biền hỏi họ tên. Cụ đáp “ta họ Tô tên Lịch”. Biền lại hỏi nhà cụ ở đâu. Đáp: “nhà ở trong sông này”. Dứt lời, cụ lấy tay đập nước bắn tung mù mịt rồi biến mất. Biền biết cụ là Thần, đặt tên sông Tô Lịch.

 

Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non

Thất bại đầu tiên của Cao Biền là việc trấn yểm vùng đất Cổ Pháp. Làng Cổ Pháp chỉ là một trong hàng ngàn ngôi làng của miền Bắc Việt Nam. Đây là nơi ngưng và kết huyệt long mạch của dãy núi Tiêu Sơn. Dân gian kể lại, đến đời La Quý An, thế đất Cổ Pháp vượng quá. Bao nhiêu vì sao tinh tú trên trời đều chầu về. Quan nhà Đường xem thiên văn, nhìn rõ, tâu lên vua Đường Ý Tông (860-873). Khi Cao Biền sang Giao Châu, vua Đường dặn riêng Cao Biền những lo lắng về linh khí nước Việt:

“Trưng thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (25 - 220). Rồi đến Triệu Ẩu, Lý Bôn... làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này có biến. Khanh đến đó, trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam đi và vẽ địa đồ về cho trẫm”.

Cao Biền qua đất Cổ Pháp- Bắc Ninh, đào 19 cái lỗ chôn bùa ngải để yểm đất. Ngài La Quý An biết, cho người đào 19 cái lỗ đó lên, trồng 19 cây lê vào. Về sau, đất này sinh ra rất nhiều người tài giỏi. Nhiều vị anh hùng hào kiệt đã được nuôi dưỡng bởi linh khí nơi này, trong đó có Lý Công Uẩn.

Tiếp đó, Cao Biền lại thua tơi tả trong cuộc đấu với Thánh Tản Sơn. Thánh Tản Sơn chính là vị thần Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh. Là một trong Tứ vị Thần bất tử của Việt Nam. Ngỡ có thể diệt được Thần bản địa. Cao Biền đã dùng một mưu mẹo rất trẻ con. Giả lập đàn cúng tế. Lừa Thần lên, dùng kiếm chém đầu. Chém xong. Cao Biền đào hào. Chôn kim khí, triệt long mạch.

Dân gian kể, khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng. Muốn phá. Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi, xem địa thế. Cao Biền có lần đến núi Tản (còn gọi là núi Ba Vì), định trấn yểm. Tản Viên Sơn Thánh biết, liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi.

Cao Biền thất bại trong việc yểm vùng đất Huế.

Theo truyền thuyết, Cao Biền đã đến Thuận Hóa, xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thấy giữa đồng bằng đột khởi một cái đồi hình đầu rồng. Biết đây là linh địa. Đào hào cắt ngang dưới chân đồi.

Đêm đến. Cao Biền mộng thấy một bà lão tóc bạc phơ, ngồi dưới chân đồi, nói to: “Đời sau, nếu có bậc minh chủ, muốn bồi đắp mạch núi lại, đem lại linh khí cho đồi núi này, thì hãy lập chùa thờ Phật ở đây…”.

Về sau. Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa. Tìm cách gây dựng thế lực để biệt lập và chống đối họ Trịnh. Ông đã đến nơi này. Nghe các bô lão kể lại câu chuyện bà lão Trời và Cao Biền. Nguyễn Hoàng rất mừng. Xây chùa trên núi. Tự tay viết biển chùa Thiên Mụ tự”(chùa Thiên Mụ - chùa bà lão nhà Trời).

Truyền thuyết kể, một lần, Cao Biền bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Cao Biền nói địa thế này tuy không phải hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân) nhưng cũng là hình con rồng què chân. Không phải đất cực quý, nên bỏ đi. Nhưng Biền âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha táng vào. Mong phát vương.

Nhiều lần Biền táng mả cha vào, xương cốt bị huyệt núi đùn ra. Cao Biền biết, đây là long mạch cực mạnh. Cực quý. Rắp tâm làm đến cùng. Biền tán nhỏ xương cha, vừa tung lên thì có muôn con chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ tán.

Cao Biền ngửa cổ than, linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Ít lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết. Sau này, Thanh Hóa là nơi phát vương nhiều triều đại.

Người vợ oan khiên của Cao Biền
Theo thần phả ở Hà Đông. Cao Biền có một người vợ là Lã Thị Nga, theo ông từ phương Bắc sang An Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành. Ra ở bên ngoài. Khu vực nay là thị xã Hà Đông- Hà Nội. Bà truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Cao Biền về Bắc. Bà ở lại Hà Đông. Nghe tin Cao Biền mất ở Tàu. Bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông.

Xót thân phận người đàn bà Tàu ngậm đau dưới ách thống trị tham cướp, phản Khổng. Không lối thoát.

 

 

Đêm Hồ Gươm Nấu Sử Sôi Kinh thắp nén tâm nhang cầu Địa Tạng Vương Bồ Tát giải thoát hồn oan, cho người vợ Cao Biền:

“Dân Việt hiền hậu công bằng/ Căm Tàu, giận tội ác xâm lăng/ Giết người, phá ruộng đồng núi sông/ Cai trị hà khắc, bạo khùng, búa đao/ Thương lính Tàu bị đánh tả tơi/ Xót người vợ Tàu oan gia bởi chồng/ Gieo mình tự vẫn, trả tình oan khiên”.