Tả Ao Tiên Sinh Địa Lý. Huyệt Đế Vương (Hồi Long )

Tả Ao Tiên Sinh Địa Lý. Huyệt Đế Vương (Hồi Long )

Vui lòng gọi...

Đặt mua

Huyệt Đế Vương- Và Đinh Tiên Hoàng Được Làm Vương
ĐINH BỘ LĨNH (Ất Dậu 925 – Kĩ Mão 979)

  Tổ nhà Đinh, ông vốn họ Đinh, tên Hoàng, Bộ Lĩnh là tước quan của sứ quân Trần Lâm phong cho, quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), con quan Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) về đời Dương Diên Nghệ là Đinh Công Trứ.

Cha mất sớm, ông theo mẹ là Đàm Thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Dự, ở chăn trâu. có thầy địa lý Tàu sang nước ta, dõi theo long mạch đến Hoa Lư. Buổi tối thầy địa lý xem thiên văn, thấy có tia hào quang như dải lụa đỏ tự đầm nước bốc lên bắn thẳng vào sao Thiên Mã. Sáng hôm sau, thầy địa lý lần đến xem xét hồi lâu và đoán dưới đáy đầm tất có vật thiêng nên muốn thuê người bơi lặn giỏi xuống dưới đó xem sao. Nguyên là trong đầm đó, người ta đồn rằng bên dưới có chỗ rất thiêng, xưa nay chẳng ai dám bén mảng tới. Vì thế, thầy địa lý treo giải thưởng rất hậu cho người nào có gan lặn xuống để dòm xem. Họ Đinh bèn nhận lời ngay. Rồi ông lặn xuống đó, lấy tay sờ quanh, thấy có một con vật hình như con ngựa đứng dưới đáy đầm. Ông bèn trở lên báo cáo lại cho thầy địa lý biết. Thầy bảo ông lặn xuống chuyến nữa và đem theo một nắm cỏ non, nhử vào mồm ngựa xem nó thế nào. Ông lại cầm nắm cỏ xuống, đứng trước đầu ngựa để nhử, thấy nó há miệng ngoạm lấy nắm cỏ. Ông bơi lên báo cho biết, thầy địa lý gật đầu bảo: "Dưới đầm quả nhiên có ngôi huyệt quý". Rồi thầy đưa ra một số bạc vàng bảo với ông rằng: "Nay hãy tạm thù lao một ít, sau này sẽ xin tặng thêm. Tôi cần phải trở về bản quốc mấy tháng rồi lại sang ngay, bấy giờ ta sẽ nói chuyên sau". Lúc ấy tuy còn ít tuổi, nhưng ông rất thông minh. Nghe bọn khách nói chuyện với nhau, ông hiểu ngay là huyệt ở mồm ngựa, không còn hồ nghi gì. Đợi họ đi rồi, ông đem  HÀI CỐT CHA  lấy cỏ bao bọc xung quanh, rồi lặn xuống để vào mồm ngựa,  Ong Thường nhóm họp bạn bè lấy lau làm cờ, tập trận đánh nhau, ông tỏ ra có tài chỉ huy. Lũ trẻ thường tôn Bộ Lĩnh làm chủ soái tổ chức nghi lễ đưa rước rất oai vệ. Kết bạn rất thân với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú. Bị người chú ghét đuổi đi, ông sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Lâm ở Bố Hải Khẩu. Ít lâu, được Trần Lâm mến tài gả con cho, ông càng vững bước trên đường sự nghiệp.. Từ đó nhiều người phục tòng ông và tôn ông làm trại trưởng...và dám mổ trâu của chú để chiêu đại tướng sĩ tập trận, ĐINH BỘ LĨNH được thừa hưởng bộ BINH THƯ VÕ HỌC và 1 thanh bảo kiếm cũa cha đễ lại và huấn luyện các tướng sỹ đánh những trận thủy chiến .  Không bao lâu, Trần Lâm mất, ông đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.Từ đó đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Ông dẹp được 12 sứ quân, thống nhất dư đồ, lên làm vua, hiệu là Đinh Tiên Hoàng.đóng đô ở Hoa Lư đặt tên nước là Đại Cồ Việt  Ông ở ngôi được 12 nam


Cách mấy năm sau, thầy địa lý đem xương bố ở Trung Quốc sang, tìm đến chỗ đầm ấy để mai táng. Nghe nói Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bậc anh tài cái thế, thủ hạ có hơn một nghìn người, thầy địa lý biết ngay là họ Đinh đã táng huyệt ấy rồi. Thấy uổng phí bao nhiêu công sức, thầy căm tức lắm, bèn đến bảo ông rằng: "Nghe nói ông đã được đất. Cái huyệt tuy đẹp, nhưng ngựa không có gươm thì không được tốt. Nay tôi tặng cho một thanh gươm, ông đem xuống treo ở cổ ngựa, như vậy thì ông sẽ dọc ngang trời đất, đánh đâu được đấy". Đinh Bộ Lĩnh tin lời thầy địa lý bèn lặn xuống chỗ ngựa thần, lấy tay sờ cổ ngựa, để gươm vào đấy rồi bơi lên. 

 Ông ở ngôi 12 năm thì bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát, con cả là Đinh Liễn cũng bị giết. Vì thầy địa lý dùng kế đánh lừa để gươm vào đầu ngựa, nên hai bố con ông mới thế. 

 
  
 Truyện mộ tổ ở Vịnh Kiều
Thượng thư (triều Mạc) Nguyễn Văn Huy là người xã Vịnh Kiều, huyện Đông Ngàn. Nguyễn Phúc Ngộ là ông nội, bình sinh hay làm việc thiện. Ông ngụ cư ở xã Đông Lâu, huyện Yên Phong, làm nghề nấu rượu. Bên cạnh nhà ông có một cây Bồ đề cổ thụ bị bão làm đổ. Ông mua cây ấy làm củi đun. Khi đào đến rễ cây, thấy ở dưới có một cái huyệt chôn bạc ước độ đôi ba thùng. Ông đem số bạc ấy về nhà cất giấu, rồi chuyển nhà đi nơi khác. Hai ba năm sau, một người Khách Trung Quốc đến lấy bạc, nhưng không thấy bạc đâu mà chỉ thấy một cái huyệt không. Người Khách hỏi những người lân cận, biết ông đã được số bạc ấy, bèn tìm đến nhà ông đưa ra một bản sấm cũ và nói rằng: 
-Tôi vì gia sản của tiên nhân lặn lội đến đây, không hay Trời đã cho ông rồi. Nay tôi định trở về nước, xin ông tư cấp cho một ít lộ phí, thì tôi được đội ơn ông nhiều lắm.Nguyên từ khi được số bạc ấy, ông đem về cất đi, không biết là bao nhiêu. Đến đây, ông xem bản sấm thì thấy số bạc ông được đúng như số bạc đã ghi ở trong bản sấm, không sai một ly. Ông bèn khoản đãi người Khách và bảo rằng: 
- Số bạc này chính là tôi bắt được, nhưng cứ để nguyên cất đi, không hề lấy một chút nào ra tiêu dùng. Số bạc ấy, vốn là di sản của nhà ông, thì tôi xin hoàn lại ông tất cả. 
Người Khách từ chối mà rằng: 
- Số bạc ấy tuy là di sản của nhà tôi, nhưng nay ông đước thì là của ông. Nếu ông có cho, thì tôi chỉ xin đủ tiền ăn đường về nước thôi. Còn việc ông hoàn cả, thì tôi không dám tuân mệnh. 
Ông nhất định không nghe. Người Khách lại nói: 
- Ông đã có lòng thành thì tôi xin lĩnh một nửa. Ông nói: - Tôi đây há không quý tiền bạc hay sao? Nhưng số bạc này không phải của nhà tôi. Trời chỉ sai tôi giữ cho ông, cho nên tôi phải cất đi để đợi ông. Vậy ông đừng từ chối nữa. Người Khách thấy ông kiên quyết như thế không dám trái ý, bèn lĩnh bạc ra về. Sau khi về nước, người Khách thường đem việc ấy kể cho mọi người cùng nghe. Một thày Địa lý nghe được câu chuyện, nói rằng: 
- Ít có người tốt bụng như thế, nay ta già rồi, giá ta còn trẻ thế nào ta cũng sang An Nam tìm cho nhà ấy một ngôi đất tốt để đền ơn. 
Người Khách khẩn khoản nhờ thầy giúp. Thầy Địa lý nói: 
- Ta có hai người học trò có thể sai đi được. 
Người Khách cùng hai người học trò đó sang An Nam. Bọn họ đến xã Vịnh Kiều hỏi thăm thì Phúc Ngộ đã mất từ năm trước rồi. Người Khách sắm một lễ phúng đem đến nhà ông cúng tế. Cúng xong ra đi, không biết đi đâu. Hơn hai tháng sau, người Khách lại đến bảo con ông rằng: 
- Tôi chịu ân đức của Tiên công, không biết lấy gì báo đáp. Nay tôi đem hai thày Địa lý giỏi sang tìm cho ngài một ngôi đất tốt để tạ ơn. Một ngôi kiểu quần sơn củng phục(Các núi chầu lại), có thể làm một đời Đế Vương. Một ngôi kiểu Cáo trục hoa khai(Phong tước nở hoa), có thể làm được một đời Phò mã. Trong hai ngôi ấy, ông thích ngôi nào? 
Con ông trả lời rằng: 
- Nhà tôi ở chỗ thôn quê bỉ lậu, dám đâu hy vọng những sự lớn lao ấy. Tôi chỉ mong có được một ngôi đất đời nào trong nhà cũng có văn nho mà thôi. Hai thày Địa lý nói rằng:
- Nếu anh muốn như thế, thì ở làng ta đây đã có sẵn ngôi đất đó rồi, không phải đi tìm ở đâu nữa. 
Xét ngôi đất ấy, long mạch khởi từ xã Cẩm Chương đi lại, đến đầu làng Vĩnh Kiều thi nhô lên thành hai mô đất. Một mô hơi to và bằng phẳng. Một mô hơi bé và hơi méo lệch. Người học trò thứ nhất bảo huyệt mộ ở mô to. Người học trò thứ hai cho là không phải, anh ta bèn đến một cái vũng nước sâu ở phía trước mặt, nằm xuống ngắm trông một hồi lâu rồi đứng dậy mà nói rằng: Tôi đã nghiên cứu kỹ, đích thực huyệt ở mộ bé. Hai người tranh luận mãi không quyết định được.
Họ bèn vẽ bản đồ chỗ đất ấy, sai người đem về Trung quốc xin Sư phụ định đoạt. Sư phụ nói rằng: 
- Ngôi đất này là kiểu Hoàng xà thính cáp(Rắn vàng nghe ngóe), khí ở tai. Hai mộ đất tức là hai tai vậy. Mô lớn tất điếc. Mô bé hơi chéo có khí, huyệt ở mô bé ấy. 
Con ông theo lời đem hài cốt cha di táng vào đấy. Mô đất ngồi ở phương Cấn (Đông Bắc) ngoảnh mặt về phương Khôn (Tây Nam). Quả nhiên đến đời Văn Huy là cháu đích tôn của Phúc Ngộ thì phát. 
Văn Huy đỗ Thám hoa khoa Kỷ Sửu (1529), niên hiệu Minh Đức (1527 - 1529) và làm quan đến Thượng thư thì về hưu. 
Văn Huy có ba con trai: 
- Con cả là Trọng Quýnh, đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi (1547) niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên, và cũng làm đến Thượng thư. 
- Con thứ hai là Đạt Thiện, năm mười tám tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Mùi (1559) niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên, và làm đến Thị lang. 
- Con út là Nguyễn Danh Nho đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1550) và làm quan đến Đô khoa. 
Cháu đích tôn của Văn Huy là Giáo Phương đỗ Hội nguyên khoa Bính Tuất (1586) niên hiệu Đoan Thái đời Mạc Mậu Hợp. Lúc vào thi Đình đỗ Thám hoa, bài đối sách được quan trường phê rằng: "Văn của Giáo Phương trôi chảy như nước sông Giang sông Hán, càng viết càng hay". 
Cháu bốn đời của Văn Huy là Đức Vọng đỗ Hội nguyên khoa Quý Sửu (1673) niên hiệu Đương Đức đời Lê Gia Tông, lại đỗ khoa Đông các và làm quan đến Đô đài. Công Viên, Đức Đôn và Quốc Ích kế tiếp đăng khoa, đều là cháu chắt của Văn Huy.Tương truyền họ ấy những người đỗ đại khoa, mặt đều hơi lệch, đó là do khí đất chung đúc tạo ra như thế".

Tại xã Hoàng Xá - huyện Thanh Lâm có một người rất giầu, thường hay mời các Thày Địa lý về xem đất. Sau khi tìm được một ngôi ở núi Nga Mi. Thày Địa lý phê rằng: - Ngôi đất này nhất định phát cung phi.

Người ấy bèn đem mộ tổ chôn vào đấy. Về sau, trong họ có nhiều người đau mắt, đi xem, Thày bói bảo rằng: Mộ Tổ động, cho nên họ không được yên. Người ấy bèm đem mộ tổ đi táng chỗ khác, mà mộ cũ thì bỏ đấy, không đắp lại như trước. Bấy giờ, trong làng có một người nghèo chết. Vợ nhà người đó thuê người đem đi chôn. Đi đến chỗ ấy, thấy có cái huyệt đã đào sẵn, bèn bỏ xuống lấp đất lại. Bấy giờ người vợ đang có mang ba tháng, đến kỳ sinh hạ một con gái.

Khi lớn lên, người con gái ấy thông minh lạ thường, nhan sắc xinh đẹp, được dâng vào hầu cận Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn (1682 - 1709) và được sủng ái hơn tất cả các cung phi khác. Đến nay trong họ vẫn còn được hưởng phúc trạch và tiếng tăm vẫn còn vẻ vang.

Mả tổ Quận Bằng

Quận Bằng Nguyễn Hữu Chỉnh, người làng Đông Hải, huyện Chân Phúc, đời trước vốn hào phú nhất vùng. Thân phụ thích phong thủy, nghe nói ông Giám sinh họ Đỗ ở huyện Thanh Chương theo Chân nhân Phạm Viên đi chơi, học được bí quyết về địa lý, bèn mời đến xin tìm đất táng mả. Giám sinh nhận lời, cắm cho một cái huyệt ở núi Côn Bằng. Sau đó người vợ có thai. Khi sinh, Đỗ Giám sinh đến cửa nghe tiếng khóc, giật mình nói: 

- Đó là một kẻ gian hùng ở đời loạn. Ta làm hại thiên hạ rồi! 

Đứa trẻ lớn lên chính là Quận Bằng. Khoảng năm Chiêu Thống, Quận Bằng làm đến Đại Tư đồ Bình chương quân quốc trọng sự. Một thầy tướng xem cho ông ta, trở ra nói: 

- Đó là sao Thiên cẩu giáng xuống, ngôi đến vương công, tai vạ tất không thể tránh khỏi. Chưa bao lâu, Quận Bằng mắc cạn, đúng như lời. 

Mả tổ họ Nguyễn làng Quế Ổ 

Họ Nguyễn làng Quế Ổ vốn là họ danh tiếng về đời Lê Trung hưng. Tổ tiên khi xưa nhà nghèo, dựng lều ngoài đồng làm nghề chăn vịt. Một hôm, con ra thăm cha, không thấy đâu cả, chỉ thấy một phong thư. Mở xem, mới biết cha bị những người Trung Hoa đến đào hố của, giết moi ruột tế thần giữ của, chôn ở cái gò đất bên lều và dặn đó là cát địa, đừng nên cất nhắc đi đâu cả. Người con kêu khóc rồi đắp nấm mộ mà về. 
Sau, nhà ấy thường sinh ra những bậc danh tướng, dũng mãnh có tiếng, nhưng phần nhiều không được trọn vẹn, người ta cho là vì mồ mả xui nên.


Đền Nam Trì nguyên thờ tam vị Thượng đẳng phúc Thần:
Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công), Cao Biền (Cao Vương) và Tả Ao gắn với Lễ hội Nam Trì (hay Lễ hội: Bảo, Lang, Biền). Trong danh sách 7 vị thần thờ ở đền Nam Trì (3 vị trên và 1 vị phu nhân Lữ Gia và 2 vị phu nhân Cao Biền) thì vị thứ 7 là Nguyễn Lang nhưng thực tế ở Nam Trì thì chỉ biết vị thứ 7 là Tả Ao chứ không biết Nguyễn Lang là ai.
.
Theo lịch sử và thần tích thờ tự đền Nam Trì thì khi Tả Ao giúp dân làng lập lại làng, chuyển chùa, đền thờ về phía Tây Nam; nhớ công ơn Tả Ao, dân làng Nam Trì đã tôn Tả Ao là vị Bản cảnh Thành hoàng và thờ cùng tam vị Thượng đẳng phúc Thần từ đó đến nay. Hiện trong đền Nam Trì có câu đối của Tả Ao tả về địa lý, phong thuỷ làng Nam Trì: “Tây lộ khê lưu Kim tại hậu – Đông giang thuỷ tụ Mộc cư tiền” nghĩa là phía tây của đường làng có dòng nước chảy, phía sau của làng là hướng Tây Bắc (hướng Tây Bắc hành Kim) – phía đông làng có sông nước tụ, làng nhìn về hướng đông nam (hướng đông nam hành Mộc).
Ngôi Đất Kết Nhà Tiền Lê
 
 
BÀI THƠ CA NGỢI TẢ AO TIÊN SINH
Tả ao phong thủy nhất trên đời
Họa phúc cầm cân đinh chẳng sai
Mắt thánh trong xuyên ba thước đất
Tay thần xoay chuyển bốn phương trời
Chân đi long hổ luồn qua gót 
miệng gọi trâu dê ứng trả lời
Ai muốn cầu sau cho được vậy

Tả ao tiên sinh 
           


LỄ NGHI THẦN PHÁP TRẦN DUY NAM !
 
         Lễ Nghi tức lễ nghĩa
         Lễ của các vị tiền bối 
TRẤN YỂM CỨU NHÂN BÁCH NẠN 
Sách có câu : SINH TỬ DO THIÊN nhưng
Lại  có câu  :  CẢI HỌA THÀNH PHÚC ? 
Trong : Phú Đức Thánh Mẫu Có Đoạn 
    ( HUNG VẬN HOÀN VỊ CÁT VẬN 
TAI TINH CHUYỂN TÁC PHÚC TINH )
Vậy nhờ Sách pháp các vị tiền bối cao tăng truyền lại 
mà ta cải họa chuyển thành phúc 
... Theo Quẻ Quái Ngũ hành mệnh thì khi thọ mệnh vào ngày, 
tháng năm khắc kỵ  thì sinh ra sát.  Có thể 1-2 hoặc 3-4 mạng  và có 
thể  tán gia bại sản do tử vào ngày tháng khắc mạng  như
Hỏa gặp Thủy lại vướng vào Trùng tang, trùng phục, 
trùng mùa v v.. 
Sách báo hung đã có ghi Cải Thầy Thì Núi Đè. 
Vậy  khi bói ra khoa thấy phạm thì phải Trấn Yểm.. 
Để  tránh họa sát thân cho Dòng Tộc.. Và tránh 
Khu Trục Hung Thần, Nhất Xa Thần Sát xâm phạm vong thi.. 

Thầy phải có văn yểm huyệt bao vệ vong thi, gioi về sức pháp. 
Trấn bùa trong quan tài. va sử dung bài :
CẤM CHỈ THIÊN ĐỊA HOÀN PHÚC DI THƯ
của cụ Tả Ao Tiên Sinh thì tiêu trừ bách nạn. 
http://phongthuygiatrannam.com/san-pham/xem-phong-thuy-nha-o-phong-thuy-gia-tran-nam-528.html