Trần Hưng Đạo. Nam Can Canh Tân Thờ Trần Hưng Đạo. Nữ Thờ Chúa Tiên Nương Nương .

Trần Hưng Đạo. Nam Can Canh Tân Thờ Trần Hưng Đạo. Nữ Thờ Chúa Tiên Nương Nương .

2.200.000 VND

Đặt mua

Tuổi Nam:
Nam Canh Thân , Canh Tuất . thờ Phật A Di Đà . Nữ thờ Chúa Tiên Nương độ mạng
Nam Tân Mùi Thờ Phật Thích Ca Mâu Ni độ mạng.

Nữ thờ Chúa Tiên độ mạng .

 

Nam Canh Tý, Canh Dần , Canh Thìn, Canh Ngọ. Tân Sửu , Tân Mạo, Tân Tỵ  Tân Dậu , Tân Hợi thờ Trần Hưng Đạo độ mạng . 

 Nữ thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng.  

 

 

THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO  ĐỘ MẠNG

 
I. CỬU THIÊN VỦ ĐẾ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1226 - 1300)
 
Trần Quốc Tuấn quê Nam Định, văn võ song toàn, phụ thân là Trần Liễu, khi sắp mất trăng trối: “Con không vì cha lấy thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Do Lý Chiêu Hoàng chưa có con nối dõi, Trần Thủ Độ bắt vợ Trần Liễu có thai 3 tháng về làm vợ Trần Cảnh.
 
Khi vua Trần phong ông chức Tiết Chế (như Nguyên soái), binh quyền trong tay. Ông luôn đặt quyền lợi quốc gia, trên quyền lợi gia đình, quên thù nhà, một lòng sắt son lo quốc gia.
 
Năm 1284, quân Nguyên sắp sửa xâm lăng nước ta lần thứ 2, thế giặc quá mạnh, vua thử hỏi: “Trẫm muốn hàng để tránh binh đao cho muôn dân bá tánh”. Đại Vương thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”. Ông còn chủ trương “Tận dân vi binh” (mỗi người dân là một người lính), ông huy động toàn dân kháng chiến, trên dưới một lòng, cùng chống giặc cứu nước.
 
Năm 1287-1288, quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ ba. Dưới lòng sông Bạch Đằng, Vương cho đóng cọc, khi thuỷ triều lên đem quân khiêu chiến, thủy triều xuống, cho quân sĩ đồng loạt phản công, giặc Nguyên đại bại.
 
 
 
Ông là vị tướng tài đức lỗi lạc:
 
- Là tướng nhân, thương quân và dân như ruột thịt.
- Là tướng nghĩa, vì nghĩa nước mà quên thù nhà.
- Là tướng trí, Vương có kế sách đánh đuổi quân Nguyên xâm lăng Đại Việt. Ông thấy rõ nếu ngành trưởng (Trần Liễu, Trần Quốc Tuấn) và ngành thứ (Trần Cảnh, Trần Quang Khải) mà bất hòa, thì kẻ có lợi là quân thù, nên Ông đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí vương triều nhà Trần, nhờ vậy mới đánh đuổi được quân Nguyên rất hung hãn. Ông sáng suốt đề cử hiền tài ra giúp nước, không phân biệt thành phần xã hội, nên những vị ấy đã hăng hái góp sức rất lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên, như: Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão. Người có tội đang bị phạt, mà có tài như Trần Khánh Dư, cũng được Vương xin vua xá tội, để hợp sức chống giặc. Ông luôn hộ giá vua, tay chống gậy đầu bịt sắt, người ta xầm xì sợ Ông giết vua, Ông cho tháo bỏ phần bịt sắt ở đầu gậy, để tránh hiềm nghi, nên vua quan, quân dân đều yên lòng và kính trọng Ông hơn.
- Là tướng tín, Ông luôn giữ lời hứa và thưởng phạt nghiêm minh, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho tướng sĩ biết, như hịch Tướng sĩ...
Trần Hưng Đạo là vị tướng phi thường, Ông soạn cuốn “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp bí truyền thư” để chỉ dẫn cho các thuộc tướng cầm quân đánh giặc. Ông còn viết “Hịch tướng sĩ” để truyền dạy tướng sĩ biết thế nào là nhục nhã nếu giống nòi bị ngoại xâm cai trị, khích lệ lòng can trường để đánh đuổi quân Nguyên đang xâm lược nước ta. Lời lẽ hào hùng, ai nghe xong lòng cũng cảm kích và sôi sục, từ đó khẳng định văn chương của Hưng Đạo Vương là một bậc đại bút.
Khi Ông sắp mất, vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi: “Nếu chẳng may ông mất, rồi giặc phương Bắc lại sang xâm lấn Đại Việt, thì ta phải dùng kế sách gì”. Vương trăng trối lời tâm huyết sâu sắc mà những người đang lèo lái quốc gia nên nghiền ngẫm: “Quân địch ào ạt tràn đến như lửa, như gió, thế ấy dễ trị. Nếu chúng dùng chước như tằm ăn lá dâu, không cần mau thắng, không cướp bóc của dân, thì phải lựa lương Tướng, như đánh cờ vậy, cốt Binh và Tướng phải như cha con. Thời bình phải khoan thư sức dân, vun bồi đất nước, là phương sách sâu gốc bền rễ, đấy là thượng sách để giữ nước”. Đại Vương căn dặn trước khi mất: “Thi hài hỏa táng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, lấp đất bằng phẳng, rồi trồng cây như cũ”. ông mất ngày 20-8 năm Canh tý (5-9-1300), ai ai cũng tiếc thương. Triều đình cho lập đền thờ ở Kiếp Bạc, huyện Chí Linh, Hải Dương. Dân chúng tôn kính gọi: Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần, đây là điều đặc biệt trong lịch sử. Ngày lễ chính thức tổ chức vào ngày ông mất là ngày 20 tháng 8 ÂL.
 
Hưng Đạo Vương là danh nhân quân sự thế giới; vào năm 1984 tại London (Anh quốc) trong cuộc họp bình chọn 10 người tài xuất sắc (top ten) bầu chọn 10 nhà quân sự lỗi lạc và 10 nhà bác học giỏi nhất thế giới, Hoàng gia Anh làm chủ trì. Hưng Đạo Vương được chọn là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự lỗi lạc nhất thế giới.
 
*- Thiết nghĩ: Quân Mông Cổ, đầu thế kỷ thứ XIII, Hồi quốc là đế quốc gồm Ba Tư, Tiểu Á Tế Á, bề ngang kéo dài từ Ấn Độ đến Bagdad; quân Mông Cổ đánh phá 40 vạn binh của Mohamed tan tành và kinh đô cũng thành tro bụi. Tháng 12-1237 tới tháng 5-1238, Mông Cổ chiếm 4/5 nước Nga. Các quốc gia Tây Âu lo sợ. Giáo hoàng Innocent IV và vua Louis nước Pháp cử người cầu hòa với Mông Cổ. Tại Á Đông, vào năm 1226, Tây Hạ đầu hàng và bị sáp nhập vào đế quốc Mông Cổ. Nhưng tại Việt Nam, vào năm 1285, Trần Hưng Đạo đã thống lãnh 20 vạn quân Đại Việt đánh tan tác 50 vạn quân Nguyên xâm lược nước ta.