SỰ TÍCH VU LAN BÁO HIẾU VÀ ĐỐT VÀNG MÃ.
1/ ĐẠO GIÁO ĐƯỢC TÍNH TỪ THỜI VUA HÁN ĐẾ
2/ PHẬT GIÁO ĐƯỢC BỒ TÁT QUAN ÂM DIỆU THIỆN KÊU ĐỐT.
ĐIỄN TÍCH 1/
Vào đêm 1/7 âm lịch trở đi thì Vua Hán Đế cứ hễ nằm ngủ là nghe tiếng kêu than thảm thiết và bị quấy phá không thể nào ngủ được, đến khi thượng triều bàn bạc với quận thần thì thống nhất cho 2 vị tướng đứng ngoài cửa bảo vệ vua khi ngủ , nhưng con người thức lắm cũng buồn ngủ và hay ngủ gật, nên tiếp tục bàn đến phương án khác , lúc này quyết định vẽ thêm con mắt vào mí mắt để khi 2 vị tướng có ngủ thì vẩn thấy mắt trên mí còn mở giống như còn thức vậy.
Nhưng đứng lâu quá cũng mỏi chân nên các quan thần lại tiếp tục bàn và đưa ra kế sách là vẽ chân dung 2 vị tướng đứng gác ở cổng thay cho người, sau này các đình chùa đều vẽ 2 vị thần hộ pháp phía trước để trừ tà là vậy.
Nhưng 1 thời gian sau vua nằm ngủ không bị phá nữa nhưng vẫn nghe ngoài công có tiếng kêu van thảm thiết. Sau đó Vua lại bàn với các quan và có gợi ý là , làm sao cũng không hết hay là Vua ra hỏi họ thử, tại sao lại thân khóc như vậy? họ cần gì để khỏi than vãn nữa .
Hôm sau Vua nghe kêu van và ra hỏi thì được họ cho biết. Lúc trước họ là người trong cung , Trụ Vương đã nghe lời Đắc Kỷ giết rất nhiều cung tần mỹ nữ, bây giờ họ rất đói khát và lạnh lẽo vì quần áo giờ rách hết rồi. Tháng 7 âm lịch hàng năm là cửa Ngục Môn được mở tất cả ai bị giảm cầm đều được xá tội cho về 1 tháng sau khi hết tháng 7 họ lại quay lại về địa phủ.
Vua hỏi lại : bây giờ phải làm sao để giúp họ no ấm thì họ chỉ là , nhà vua cúng cho họ cơm ăn cháo bánh nổ và đốt quần áo cho họ, cháo phải múc ra lấy lá đa xếp lại giống cái quặng họ mới ăn được.
Sau đó Vua Hán Đế cho làm lễ chẩn thí Thập Loại Chúng Sinh, từ đó về sau Vua không còn nghe tiếng kêu than gì nữa ( dân gian sau này gọi là cu hồn )
Vì vậy sau này mới lưu truyền câu:
Vua Hán Đế truyền ra tứ hải
Đấng hạ thần truyền dạy vạn dân
Hoả khắc Mộc - mộc cháy rần rần
Kim khắc Mộc - mộc bày rần rạt
Vua Trụ Vương ở lòng hiểm ác
Nghe lời nguyền Trát Kỷ Hại dân
Siêu 3 tháng lửa cháy rần rần
Khắp hết 9 chủ thảy thảy.
Việt nam hồi đó là chủ thứ 9 thời Vua Hán Đế.
Sau này đến tháng 7 dân gian sợ ông bà mình mất đời sống khổ sở đói rách nên nhà nhà đều cúng làm lễ ( Báo Đức Kim Ngân )cho ông bà Tổ tiên họ mình trong nhà , còn phần cúng ngoài sân bãi hay ngoài cổng là mục đích chẩn thí Thập Loại Chúng Sinh , về sau này tân tiến hơn thì còn người làm ra tiền giấy và làm quần áo giấy để thay thế cho quần áo thật, quần áo cũ để bớt tốn kém.
2/ ĐIỂN TÍCH 2/
Thời Vua Sở Trang Vương tàn ác quá nên bị đày xuống 18 tầng địa ngục, khi đó Quan Âm Diệu Thiện đã thành đạo rồi nhưng muốn xuống cứu cha vẫm phải nhờ nhà vua và người dân thắp 1000, nén hương và đốt quần áo để cúng cho quỷ đói , nếu hương tắt hoặc quần áo đốt mà hết dỡ chừng mà hết thì Quan Âm Diệu Thiện không thể về nhân gian được mà phải ở lại Địa phủ: các bạn bấm vào đường link để xem phần Quan Âm Diệu Thiện xuống địa phủ cứu cha nhé : https://www.facebook.com/share/v/vTBPhxuDGR4fihZh/?mibextid=jmPrMh
Cúng ‘cô hồn’ là một nghi lễ dân gian được nhiều người dân thực hiện qua nhiều đời, với mong muốn tốt đẹp là an ủi phần nào cho các linh hồn khốn khổ của những người từng sống lang thang, chết oan không nơi nương tựa, không người thờ phụng, để họ được hưởng ít hương hoa, đồ thờ cúng ở trần gian dịp tháng 7 hàng năm.
Tháng 7 xá tội vong nhân
Nên có lễ thí thực cho vong linh thiếu phước, các cô hồn vất vưởng, lang thang “miếu nhỏ không thu, miếu lớn không nhận” mà thành vất vưởng oán hận. có thể vong hồn nào đó sẽ trở thành “quý nhân” giúp hóa giải việc xấu cho bạn. Cúng cô hồn có thể cúng, có thể không, vì đây là bố thí, làm phúc chứ không bắt buộc. Nếu muốn và có tâm thì làm. Còn làm vì mục đích khác thì chưa thể hiện đúng tinh thần nghi lễ này.