Đức Thánh Trần trong tranh thờ dân gian.
Vị Thánh – Tướng
Nam : Canh Thân, Canh Tuất thờ Phật A-Di-Đà
Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương Nương độ mạng.
Nam : Tân Mùi , thờ Phật Thích Ca Mâu Ni .
Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng.
Nam :Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ,
Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Hợi thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .
Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng
Nam : Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .
Nam : Mậu Thìn, Mậu Thân, Kỷ Tỵ thờ , Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .
Nam : Mậu Tý , Mậu Tuất, Mậu Dần , Kỷ Sửu , Kỷ Dậu, Kỷ Hợi . thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .
Ngủ Công Vương Phật:
1/ CỬU THIÊN VŨ ĐẾ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO
2/ ĐỨC TẢN VIÊN SƠN THÁNH
3/ TIÊN ÔNG CHỮ ĐỒNG TỬ
4/ THÁNH MẪU BẢO VƯƠNG .[ MẸ PHỦ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG THÁNH GIÓNG ]
5/ LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA
Tứ bất tử : là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn Thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, và Liểu Hạnh Công Chúa.
Tản Viên Sơn Thần , hay gọi là Sơn Tinh, là vị thần Núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai
Phù Đổng Thiên Vương. hay còn gọi Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Tiên Ông Chử Đồng Tử . còn được gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.
Liểu Hạnh Công Chúa., hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.
Trong 4 vị trên thì 3 vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương, và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê.
Do Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn so với 3 vị kia nên có ý kiến cho rằng bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt còn có 2 vị thánh khác là Đạo Hạnh và Nguyển Minh Không.
Ghi chép
Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ Tứ bất tử là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập. Nuyển Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Lời chú ấy như sau:
Người Nhà Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Thánh Mẫu Bảo Vương . Ướm vào dấu chân lớn để thụ thai . Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy.
Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục có viết:
Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: TẢN VIÊN, PHÙ ĐỔNG, CHỮ ĐỒNG TỬ, NGUYỂN MINH KHÔNG. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào.
Những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn và thường khẳng định tứ bất tử gồm: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. Ví dụ như Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một
CHẦU VĂN ĐỨC THÁNH TRẦN Công cứu quốc cao dày đã rõ Ơn chúng sinh tế độ còn dài Đại vương từ ngự thiên đài Ngọc hoàng giáng chỉ cứu người dương gian Ngôi vạn kiếp bốn phương chầu lại Đức uy linh bát hải lan ra Nam tào bắc đẩu hai tòa Xa ba thiên tướng hằng hà thiên binh Việc nội ngoại ngụ dinh tuần thú Khắp thiên đình địa phủ dương gian Bên ngai tả hữu hai ban Kiếm thần cờ lệnh ấn vàng trong tay Trên ngọc bệ tàn mây ngũ sắc Trước long đình hổ phục rồng chầu Thần thông biến hóa phép màu Nghìn tai nghìn mắt đâu đâu tỏ tường
|
Phép uy linh quỷ khóc thần kinh Triệt dịch lệ giải đao binh Phò nguy cứu khố tà tinh tiêu trừ Suốt nam bắc phụng thờ thành kính Cả muôn dân cửa thánh đội ân Tâm thành cầu khấn phép thần Phút đầu hiện ứng mười phân vẹn mười Non nước nhược ngự chơi ngày tháng Chốn non bồng thăng giáng hôm mai Trần gian bao cửa đền đài Đăng vân giá vụ khắp nơi đi về Từ sơn cước suối khe rừng nội Đèn phồn hoa cát bụi chẳng nề Một tay che chở phù trì công ơn tế thế sánh bì trời cao |
TỪ TRẦN HƯNG ĐẠO ĐẾN ĐỨC THÁNH TRẦN TRONG ĐẠO MẪU
Sau khi đại phá quân Nguyên, Mông (1258 – 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân chúng khắp nơi coi như vị thánh giúp dân thoát kiếp lầm than. Nhưng tại sao Đức Thánh Trần lại gia nhập vào hàng Tứ Phủ trong Đạo Mẫu? Đó là vấn đề được người dân và cả giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Trong hệ thống biểu tượng tâm linh Việt, không ít nhân vật có thật được dân chúng huyền thoại hóa, tôn làm thánh và trở thành đấng quyền năng siêu việt, có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm linh của mỗi người. Trong số đó, Đức Thánh Trần (Trần Quốc Tuấn) là nhân vật đã gia nhập Tứ Phủ và trở thành chư vị thần thánh giúp dân thoát khổ, thoát nạn.
Đến nay, giới nghiên cứu văn hóa vẫn chưa tìm ra được dấu mốc thời gian cụ thể trong việc gia nhập Đạo Mẫu của vị tướng thời nhà Trần. Trong sách “Đạo Mẫu Việt Nam”, tập I, GS Ngô Đức Thịnh chủ biên có nói: “Trong đạo Mẫu Tứ Phủ đây đó người ta còn nhắc tới Phủ Trần Triều, một phủ thuần tuý mang tính chất nhân Thần. Bởi thế cần xem xét Đức Thánh Trần cùng với các thuộc hạ của Ông trong hệ thống điện thần Tứ Phủ cũng như trong thực hành tín ngưỡng”. Như vậy, việc chỉ ra thời gian cụ thể khi Đức Thánh Trần đi vào Đạo Mẫu là chưa chắc chắn. Tuy nhiên, có người cho rằng không nên đặt ra vấn đề như trên. Bởi lẽ việc thần thánh hóa một nhân vật lịch sử phải trải qua thời gian nhất định. Có thể nhân vật lịch sử đó được nhân dân yêu quý, người này nói tốt, người kia nói tốt... thì tự trong tâm tưởng người dân đã coi nhân vật đó như một vị thần rồi. Cái sự yêu quý ấy cứ ngày một lan ra, thấm sâu vào quần chúng và dần dần, người ta lập đền thờ ở nhiều nơi. Nơi thờ chính, nơi thờ vọng... Cứ như thế Trần Quốc Tuấn đã đi vào đạo Mẫu Tứ Phủ một cách tự nhiên nhất, hợp lòng người nhất.
Theo truyền thuyết về Đức Thánh Trần thì ông là con của Đức Long vương Bát Hải Đại Vương cai quản vùng sông nước. Do dân chúng gặp kiếp nạn mà đầu thai vào Trần Quốc Tuấn để cứu dân khỏi nạn giặc ngoại xâm, giết người, cướp của.
Đức Thánh Trần “được đặt riêng một phủ Trần Triều. Về hàng bậc, ông được Vua Trần phong là THƯỢNG PHỤ QUỐC CÔNG TIẾT CHÊ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG còn cao hơn cả cha Vua, có lúc Ông được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ, ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Ông cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha "tháng Tám giỗ Cha" cùng với Bát Hải Đại Vương. Nơi thờ Ông ở Kiếp Bạc, có ngọn núi xèo rộng ra ôm lấy thung lũng trước mặt ngôi đền là núi Nam Tào và Bắc Đẩu. Như vậy trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên Ông được coi như là Ngọc Hoàng, một Vua Cha cao hơn, bên trên cả Thánh Mẫu. Tuy nhiên, không giống như Vua Cha Ngọc Hoàng hay Vua Cha Bát Hải, các vị chỉ ngự trên điện thần chứ không giáng đồng, các Thánh hàng Mẫu cũng chỉ giáng chứ không nhập đồng, còn Đức Thánh Trần và một số thuộc hạ của Ông thì lại giáng đồng chuyên để trừ tà, cứu chữa con bệnh, tạo nên hẳn một dòng Thanh đồng phân khác với hình thức hầu đồng của dòng đồng cốt thờ Mẫu. Trong thứ tự giáng đồng của những người có căn Trần Triều thì thường là sau khi Mẫu giáng, và trước các vị Thánh hàng Quan. Đấy là chưa kể hình thức lên đồng để trừ tà thường diễn ra trong dịp lễ tiết của Đức Thánh Trần ở những nơi thờ tự chính của Ông” – theo sách “Đạo Mẫu Việt Nam”.
Đức Thánh Trần trở thành đạo sĩ?
Việc Đức Thánh Trần được người dân đặt vai trò như một đạo sĩ đã gây ra sự khó hiểu trong cộng đồng. Bởi ông xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, thân làm tướng, thống lĩnh ba quân, đánh Đông, dẹp Bắc, phong thái uy nghi và chỉ tương xứng với những việc cao quý, hợp với đấng quân vương. Còn công việc xua đuổi ma tà, quỷ quái thuộc về các đạo sĩ, những nhân vật thường có thân phận thấp bé trong xã hội. Nhưng ở đây, Đức Thánh Trần lại đóng vai của một bậc hạ lưu. Tại sao vậy?
Trước đây, cố GS Trần Quốc Vượng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: “Thời nhà Trần, bên cạnh đạo Phật, Đạo giáo khá thịnh hành, nhiều người thuộc giới quý tộc, hoàng thân cũng là những đạo sĩ, tín đồ đạo giáo, trong đó có Trần Hưng Đạo. Từ sau khi chiến thắng giặc Nguyên, Mông, được phong vương, Ông quay trở về sống ở Kiếp Bạc, vui thú với cảnh sắc thiên thiên, làm thuốc chữa bệnh cứu người. Huyền thoại về việc Ông dùng ma thuật để trừ tà Phạm Nhan chỉ là sự lịch sử hóa, huyền thoại hóa một thực tế Ông là một thầy thuốc có tài chữa bệnh hậu sản, bệnh của phụ nữ. Với lại, trong dân gian, việc chữa bệnh bằng thuốc luôn đi liền với các hành động có tính ma thuật. Bởi vậy, sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, danh tiếng và uy tín của Ông đã được huyền thoại hóa, khoác ra ngoài cái vỏ tín ngưỡng và lưu truyền mãi về sau, cho tận tới ngày nay”.
Không những thế, cố GS Trần Quốc Vượng còn giải mã luôn những điều kỳ lạ khi đặt Đức Thánh Trần ngang hàng với vua cha là Bát Hải Đại Vương. Đó là bởi cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công oanh liệt ở sông nước, ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông thu phục giang sơn về một mối... Cho nên, người dân coi ông như một vị thần cai quản miền sông nước là điều dễ hiểu.
Theo các nhà nghiên cứu Văn hóa thì Đức Thánh Trần hiện đang được nhân dân tứ phương phụng thờ dưới 3 hình thức hoàn toàn khác nhau. Hình thức thứ nhất, người dân thờ Trần Quốc Tuấn với vai trò là một anh hùng dân tộc, người đã góp công lớn vào sự kiện 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, bảo vệ lãnh thổ Quốc gia. Hình thức thứ hai là người dân coi Trần Quốc Tuấn như vị vua cha, ngang hàng với Bát Hải Đại Vương. Cách phân biệt hai hình thức này dựa vào điện thờ. Hình thức thứ nhất thì ngoài điện thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ra không có điện thờ Mẫu và điện thần thờ Mẫu. Hình thức thứ hai thì ngược lại. Hình thức thứ 3 là thờ Ông là vị Thần Độ Mạng cho tuổi Nam có can là Canh và Tân . Còn tuổi Nam can Mậu và Kỷ thì thờ ông trong bộ NGỦ CÔNG VƯƠNG PHẬT.Gồm Trần Hưng Đạo, Tản Viên Sơn Thánh, Tiên Ông Chử Đồng Tử, Bảo Vương Thánh Mẫu Mẹ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng và Liểu Hạnh Công Chúa