NGŨ QUỶ VẬN TÀI BÍ PHÁP :
Ngũ Quỷ Vận Tài bí pháp, là một cách cục trong Phong thủy, trong đó lợi dụng sự bài bố của Cửu tinh để đem lại tài vận một cách nhanh chóng. Trong phong thủy còn gọi là cách "cứu bần", tức có thể tức thời làm cho người ta có được tiền tài. Tuy nhiên, tài vật trên đời vốn dĩ có căn nguyên, chớ thấy lợi trước mắt mà ham, khi áp dụng nên cẩn trọng. NGŨ QUỶ VẬN TÀI ĐỊNH CỤC
“Ngũ Quỷ vận tài phong thủy cục", có nguồn cơn từ Cửu tinh pháp, còn được gọi là Thiên tinh pháp. Liên quan đến CỬU TINH, Cửu tinh tức là 9 sao trong hệ Bắc đẩu, gồm:
Tham lang (Thiên khu) Cự môn (Thiên tuyền) Lộc tồn (Thiên Cơ) Văn khúc (Thiên quyền) Liêm trinh (Ngọc hoành Vũ khúc (Khai dương) Phá quân (Dao quang) Tả phụ (Động minh) Hữu bật (Ấn quang)
Cửu tinh – tại Thiên thì là Tượng, tại Địa thì là Hình. Cho nên TRÊN mà xem Thiên tượng, thì có thể biết được sự biến hóa của trời đất. DƯỚI mà biện địa hình, có thể biết được giầu nghèo họa phúc của nhân gian. BIỆN địa hình, chính là chí về môn Phong thủy.
Nói về Ngũ Quỷ vận tài, tức là nói đến Lý luận Long, Hướng, Thủy của Cửu Tinh pháp. Trong phép này thì hai sao Phụ-Bật hợp lại thành một, gọi là Phụ tinh. Nếu vận dụng được phép này, thì có thể làm cho người ta phát cự phú nhất thời. Địa lý của tự nhiên, phải được phối hợp với con người trong tự nhiên, mới có thể bổ trợ cho nhau, khiến cho người ta giầu có.
Khẩu quyết của Ngũ Quỷ Vận Tài : " Sơn long Liêm Trinh hữu Hướng, Thủy long Cự Môn kiến Thủy"
Giải thích về khẩu quyết này, thì Ngũ Quỷ tức là chỉ Liêm trinh (Trong Cửu tinh, Liêm trinh thuộc Ngũ Quỷ). Tài tức là chỉ về Thủy (trong Phong thủy, Thủy chủ tài). Nhờ có Thủy mà phát tài.
Ngũ Quỷ Vận Tài : Tọa là SƠN LONG, Hướng là THỦY LONG. Ngoài địa hình Sơn và Hướng đều lập được một quẻ theo phép thông thường. Dựa vào Tịnh Âm, Tịnh Dương cùng với Nguyên lý nạp giáp của 24 sơn. Lập Sơn Long trên phương vị Liêm Trinh, trên phương vị Cự môn có Thủy, tức là Ngũ Quỷ Vận Tài. Trong Dương trạch, Khai môn, hoặc đặt cửa sổ, hoặc vị trí nạp khí vào phương vị Liêm Trinh, làm sao cho phương vị Cự Môn có Thủy thì tức là Ngũ Quỷ Vận Tài.
Cửu tinh phối với Bát Trạch :
Phụ tinh - phục vị . Tham lang -- sinh khí
Cự môn -- thiên y . Lộc tồn -- họa hại
Văn khúc -- lục sát . Liêm trinh -- ngũ quỷ
Vũ khúc -- diên niên. Phá quân -- tuyệt mệnh
Phần trên là nói về thuật Ngũ Quỷ Vận Tài, cụ thể sẽ tham khảo dưới đây :
1. Nạp giáp — Càn nạp giáp — Khôn nạp ất —
Cấn nạp bính — Đoài nạp đinh — Chấn nạp canh. Tốn nạp tân — Ly nạp nhâm — Khảm nạp quý
2. Tìm âm dương - dùng tiên thiên bát quái phối hợp với lạc thư. Tọa dương thì dùng thủy dương, hướng dương.
3. Đổi can chi ra quái
* Lạc thư nói:
Đới cửu lý nhất . Tả tam hữu thất .
Nhị tứ vi kiên . Lục bát vi túc
* GIẢI :
Đới cửu lý nhất=> tiên thiên càn nam, khôn bắc đối với lạc thư, càn 9 khôn 1 đều thuộc về dương số, càn nạp giáp khôn nạp ất, do đó càn giáp khôn ất là dương.
Tả tam hữu thất => Tiên thiên ly đông khảm tây, đổi với lạc thư ly 3 khảm 7 đều là dương, ly nạp nhâm, cùng với tam hợp dần ngọ tuất là hỏa cục. Khảm nạp quý, cùng với tam hợp thân tý thìn là thủy cục. Do đó Ly nhâm dần ngọ tuất, Khảm quý thân tý thìn là dương.
Nhị tứ vi kiên => Tiên thiên đoài đông nam, tôn tây nam. Đối với lạc thư thì đoài 4 tốn 2, đều là số âm. Đoài nạp đinh cùng với tam hợp tỵ dậu sửu là kim cục. Tốn nạp tân đều là số âm. Lục bát vi túc => Tiên thiên chấn đông bắc, cấn tây bắc. Đối với lạc thư chấn 8, cấn 6 đều là số âm. Chấn nạp canh cùng với tạm hợp cục hợi mão mùi là mộc cục. Cấn nạp bính. đều là âm
Lại công thôi quan thiên viết: Cơ yếu phối cơ, ngẫu yếu phối ngẫu, Lạc thư vị thượng bài tiên thiên.
giáp = càn (dương)
canh, hợi, mão, mùi = chấn (dương)
quý, thân, tý, thìn = khảm (dương)
bính = cấn (dương)
ất = khôn (âm) tân = tốn (âm) nhâm, dần, ngọ, tuất = ly (âm). định tỵ, dậu, sửu = đoái (âm)
I. CƠ SỞ :
+ Bát quái nạp giáp : phép này chỉ dùng "tam hào quái nạp giáp" (khác với phép Hỗn thiên nạp giáp):
+ Tịnh âm, tịnh dương :
Là Âm Dương của 24 sơn hướng
theo Tam hợp (khác với Âm Dương của Huyền không).
* Phép biến hào của Sơn Long:
Phép này lấy Tọa sơn lập quái, dùng phép biến quái để bài bố cửu tinh, còn gọi là “bài long pháp”. Phép này, lấy 3 hào trong quẻ để tiến hành biến hào, Hào biến thì Quẻ sẽ biến theo. Quẻ sau khi biến ra, lại phối hợp với phép nạp giáp để bài bố cửu tinh (biến hào là từ hào dương đổi thành hào âm và ngược lại).
Trình tự biến hào:
biến các hào theo thứ tự từ : Thượng – Trung – Hạ – Trung – Thượng – Trung – Hạ – Trung.
Cửu tinh thì bày bố thuận theo thứ tự: Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Phụ Bật.
* Ví dụ cho quẻ CÀN :
+ Quẻ Càn biến hào thượng thành quẻ Đoài, thuộc sao Tham Lang
+ Quẻ Đoài biến hào trung thành quẻ Chấn, thuộc sao Cự Môn
+ Quẻ Chấn biến hào hạ thành quẻ Khôn, thuộc sao Lộc Tồn
+ Quẻ Khôn biến hào trung thành quẻ Khảm, thuộc về sao Văn Khúc
+ Quẻ Khảm biến hào thượng thành quẻ Tốn, thuộc sao Liêm Trinh
+ Quẻ Tốn biến hào trung thành quả Cấn, thuộc sao Vũ Khúc
+ Quẻ Cấn biến hào hạ thành quẻ Ly, thuộc sao Phá Quân
+ Quẻ Ly biến hào trung thành quẻ Càn, thuộc sao Phụ Bật
Như vậy, sau 8 lần biến ta có :
Đoài -> Chấn -> Khôn -> Khảm -> Tốn -> Cấn -> Ly -> Càn
Tương ứng với Cửu tinh:
Tham Lang -> Cự môn -> Lộc tồn -> Văn khúc -> Liêm trinh -> Vũ khúc -> Phá quân -> Phụ bật.
Các quẻ khác cũng cứ thế mà suy ra.
+ Phép biến hào của Thủy Long:
Bởi vì phép này lại lấy Hướng để lập quẻ khởi Phụ tinh, nên còn được gọi là “Phụ tinh thủy pháp phối quái”. Cũng như Sơn long, phép này lấy hướng để lập quẻ khởi Phụ tinh, theo thứ tự mà biến hào, hào biến thì quẻ biến, sau đó lại đem phối với Cửu tinh.
Trình tự biến hào, thuận theo thứ tự: Trung – Sơ – Trung – Thượng – Trung – Sơ – Trung.
Cửu tinh bài bố thuận theo thứ tự: Phụ Bật, Vũ Khúc, Phá Quân, Liêm Trinh, Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc.
Ví dụ cho quẻ CÀN :
+ Hướng Càn, thì lấy Càn để khởi Phụ tinh (Càn nạp Giáp, nên cũng gọi là Giáp khởi Phụ tinh).
+ Càn biến hào trung thành Ly, thuộc về Vũ Khúc. Ly nạp Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất nên các sơn này cũng đều thuộc Vũ Khúc
+ Ly biến hào sơ thành Cấn, Cấn là Phá Quân, Cấn nạp Bính, nên Bính cũng thuộc Phá Quân.
+ Cấn biến hào trung thành Tốn, Tốn là Liêm Trinh, Tốn nạp Tân, nên Tân cũng thuộc Liêm Trinh.
+ Tốn biến hào thượng thành Khảm, Khảm là Tham Lang, Khảm nạp Quý, Thân, Tý, Thìn nên các sơn này cũng thuộc Tham Lang.
+ Khảm biến hào trung thành Khôn, Khôn là Cự Môn, Khôn nạp Ất nên Ất cũng thuộc Cự Môn.
+ Khôn biến hào sơ thành Chấn, chấn là Lộc Tồn, Chấn nạp Canh, Hợi, Mão, Mùi, nên các sơn này cũng thuộc Văn Khúc.
+ Chấn biến hào trung thành Đoài, Đoài là Văn Khúc, Đoài nạp Đinh, Tỵ, Dậu, Sửu nên các sơn này cũng thuộc Văn Khúc.
Như vậy có :
Càn -> Ly -> Cấn -> Tốn -> Khảm -> Khôn -> Chấn -> Đoài. & Tương ứng với Cửu tinh :
Phụ Bật -> Vũ Khúc -> Phá Quân -> Liêm Trinh -> Tham Lang -> Cự Môn -> Lộc Tồn -> Văn Khúc.
Trên đây là ví dụ cho quẻ Càn, các quẻ khác cũng theo đó mà biến.
II. TÁC PHÁP CỤ THỂ VÀ VÍ DỤ ỨNG DỤNG:
Tác pháp (cách làm):
+ Sơn long là Liêm trinh làm hướng:
Lấy Tọa sơn để lập quẻ (tọa sơn gọi là Sơn Long) Dùng phép bài long biến hào phiên quái" (đã trình bày ở phần trên) để bày bố Cửu tinh.
Dựa vào “tịnh âm, tịnh dương" cùng với nguyên lý “Nạp giáp tam hào" để nạp cho 24 sơn
Tìm xem Liêm Trinh ở đâu, lấy đó để làm Khí Khẩu, hoặc Thủy Khẩu. Có thể khai môn hoặc đặt cửa sổ 2 cánh để nap khí, gọi là “thu sơn xuất sát" (trong Âm trạch thì lập Hướng
Liêm Trinh).
+ Thủy long là Cự môn thấy Thủy :
Theo trên lập quẻ (Hướng Sơn gọi là Thủy long)
Dùng phép “Thủy long biến hào phiên quái" (đã trình bày ở trên) để bày bố Cửu tinh.
Dựa vào phép nêu trên để nạp vào 24 sơn.
Tìm xem Cự môn ở đâu, lấy vị trí của Cự môn này để mà bố trí Thủy lai.
Như trình bày ở trên tức là phép "Ngũ quỷ vận tài" trong Phong thủy.
Ví dụ ứng dụng sơn Tân, hướng Ất
(tọa Tân hướng Ất)
+ Sơn long là Liêm trinh :
Tọa sơn tức là Sơn long, lấy để lập quẻ, được chữ Tân, mà Tốn thì nạp Tân (phép nạp giáp), nên lấy Tốn để lập quẻ. Sơn long biến hào phiên quái, quẻ Tốn biến như sau : Khảm->Khôn->Chấn->Đoài->Càn->Ly->Cấn->Tốn
= Tham->Cự->Lộc->Văn->Liêm->Vũ->Phá->Phụ
Đem nạp vào 24 sơn
Tìm phương của Liêm Trinh, Liêm trinh tại Càn, Càn lại nạp Giáp, nên Liêm trinh ở phương vị Càn và Giáp. Đối với Âm trạch lấy Liêm trinh làm hướng, Đối với Dương trạch thì lấy phương Càn, phương Giáp để khai môn hoặc bố trí cửa số.
+ Thủy long là cự môn thấy Thủy :
Hướng sơn là Thủy Long, lấy hướng lập quẻ. Được hướng Ất, mà Khôn thì nạp Ất, nên lấy Khôn để lập quẻ. Dùng phép "thủy long biến hào phiên quái" để bài bố Cửu tinh. Như sau :
Khôn->Khảm->Đoài->Chấn->Ly->Càn->Tốn->Cấn = Phụ->Vũ->Phá->Liêm->Tham->Cự->Lộc->Văn Đem nạp vào 24 Sơn
Tìm xem phương vị Cự môn ở đâu : Cự môn tại phương Càn, mà Càn nạp Giáp nên Cự môn ở hai phương Càn, Giáp. Nếu thấy hai phương này mà có Thủy thì là đắc phép “Ngũ quỷ vận tài".
Trên là ví dụ cho Phép "Ngũ quỷ vận tài” Các trường hợp khác thì phỏng theo đó mà làm.
III. NGŨ QUỶ VẬN TÀI LONG-HƯỚNG THỦY PHÁP: Căn cứ vào lý luận trên, cổ nhân lập hướng thủy pháp như sau :
Khôn long, lập Chấn Canh Hợi Mùi hướng, là "ngũ quỷ lâm môn", được Tốn Tân thủy hay môn lộ, là "đới cự môn tài lai"
Tốn long, lập Càn Giáp hướng, là "ngũ quỷ lâm môn", khai Khôn Ất môn lộ, là "đới cự môn tài lai"
Ly long, lập Cấn Bính hướng, là "ngũ quỷ lâm môn”, khai Đoài Đinh Tỵ môn lộ, là "đới cự môn tài lai"
Đoài long, lập Khảm Quý Thân Thìn hướng, là "ngũ quỷ lâm môn", khai Ly Nhâm Dần Tuất môn lộ, là “đới cự môn tài lai"
Cấn long, lập Ly Nhâm Dần Tuất hướng, là "ngũ quỷ lâm môn", khai Khảm Quý Thân Thìn môn lộ, là "đới cự môn tài lai"
Khảm long, lập Đoài Đinh dĩ xú hướng, vi ngũ quỷ lâm môn, khai cấn bính môn lộ, là “đới cự môn tài lai"
Chấn long, lập Khôn Ất hướng, là "ngũ quỷ lâm môn", được Càn Giáp thủy hay môn lộ, là "đới cự môn tài lai"
Càn long, lập Tốn hướng, là "ngũ quỷ lâm môn", được Chấn Canh Hợi Mùi thủy hay môn lộ, là “cự môn đái tài lai".
Ngoài ra, Lý khí còn dùng số Lạc thư Tiên thiên bát quái, tương đối rõ ràng.
Số 2- Tốn là Hướng với số 9- Càn là "Lai long Lục trinh, Ngũ Quỷ, Thái dương. Số 2- Tốn là Hướng với số 8 – Chấn là "Môn lộ hợp thập" Cự Số hợp" Liêm môn, Cự môn vốn chủ Tài, tài đến với mình, như cứu bần (cứu khỏi nghèo túng), nên gọi là Ngũ Quỷ Vận Tài vậy. .
Thầy Nguyễn Trọng Tuệ : Hoà thuận st